Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Bên nào tổn thất nhiều hơn trong cuộc chiến trừng phạt?
Đã có những đòn trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm vào Nga kể từ sau Chiến tranh lạnh, song bên nào sẽ bị tổn thương lớn nhất từ cuộc chiến trừng phạt kinh tế này? Có thể là phương Tây. Có thể là Nga. Mà cũng có thể là cả hai bên để rồi xuất hiện “ngư ông” ở giữa hưởng lợi.

 


Gói trừng phạt của EU nhằm vào Nga được đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine gia tăng và những cáo buộc kẻ đã bắn hạ chiếc máy bay dân sự MH17 vẫn nhằm vào những phiến quân được Nga ủng hộ.

 

Các biện pháp này bao gồm cấm vận vũ khí, hạn chế khai thác năng lượng ngoài khơi và kiềm chế hoạt động của ngân hàng Nga, nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Nga và thúc ép Moscow từ bỏ hỗ trợ cho nhóm ly khai tại Ukraine.

 

Dù là nước có diện tích lớn nhất và là một trong 5 thành viên chủ chốt của Hội đồng bảo an,  quy mô kinh tế Nga chỉ tương đương với Ý. Tuy nhiên, quốc gia này lại sở hữu một nguồn năng lượng rất lớn. Xuất khẩu của Nga hầu như là nguyên liệu, và 60% là các sản phẩm năng lượng. Trong đó, EU đón nhận tới hơn 45% lượng xuất khẩu của Nga, nhưng EU chỉ xuất ngược trở lại 3%. Khoảng 30% tài sản ngân hàng Nga đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Chuyên gia Raoul Ruparel của cơ quan tư vấn chính sách EU Open Europe nhận định: Anh có thể là nước thiệt hại lớn nhất, khi người Nga bị hạn chế giao dịch cổ phiếu tại sàn chứng khoán London.

 

Ngoài việc Nga bị thiệt hại về kinh tế là điều đương nhiên thì châu Âu cũng bị tổn thất không hề nhỏ.

 

Thiệt hại lớn nhất có lẽ sẽ là mảng năng lượng. Nga là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất trên thế giới. Nhưng châu Âu đã khéo léo né tránh đánh trực tiếp vào mảng khí đốt, mà thông qua các biện pháp gián tiếp kìm nén sự mở rộng của Nga trong tương lai, bằng cách đặt ra hạn chế về công nghệ khai thác năng lượng ngoài khơi. Mỹ và EU đã cấm xuất khẩu các công nghệ được coi là “nhạy cảm” để sử dụng trong khai thác dưới tầng nước sâu, khai thác dầu đá phiến. Nga có thể tìm đến các thị trường khác song sẽ phải chấp nhận những sản phẩm ở tầng thấp hơn. 

 

Nhưng nguy cơ lớn nhất đối với ngành năng lượng Nga lại đến từ tài chính. Nhà phân tích Robert Bellinski cho rằng: Các biện pháp trừng phạt sẽ không làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga trong ngắn hạn. Nhưng việc phương Tây chắn ngang con đường đến với thị trường vốn có sẽ để lại “vết lõm” lớn hơn nhiều so với bất kỳ tác động trực tiếp nào lên sản phẩm.”

 


 

Cùng với năng lượng, việc từ chối các ngân hàng Nga cũng sẽ tác động tiêu cực lên các trung tâm giao dịch lớn như New York, London và các thủ đô tài chính phương Tây khác. Tuy nhiên, ngay cả trung tâm tài chính London bị đánh giá là ảnh hưởng nặng nề nhất thì Nga cũng chỉ chiếm 1% khối lượng giao dịch ở đây. Nếu xét riêng trên thị trường vốn, các ngân hàng Nga ở thế nguy hiểm hơn. Sự trừng phạt này sẽ gia tăng áp lực lên đồng rúp và nguy cơ “đóng băng” nhiều dự án đầu tư. Trước các thông báo xử phạt, giao dịch ở ngân hàng nhà nước lớn thứ hai của Nga, VTB, đã giảm khoảng 1,2%. 

 

Trong khi Tập đoàn năng lượng Nga Inter RAO gặp khó khăn tài chính cho các dự án thủy điện Kambarata-1 trước khi bế tắc với phương Tây. Còn công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft dường như mất đi cơ hội để đi qua sân bay quốc tế Manas tại Kyrgyzstan - nơi tham vọng của Moscow đối với Trung Á. Đúng lúc này, Tập đoàn Xây dựng Bắc Kinh đã cung ứng thêm 1 tỷ USD cho Rosneft và một công ty khác của Trung Quốc  để sẵn sàng đầu tư vào sân bay thứ hai của Kyrgyzstan. Trong hơn một thập niên qua, các công ty năng lượng của Trung Quốc đã dần phân rã ảnh hưởng của các Tập đoàn Nga tại Turkmenistan - một quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên khá lớn. Và điều này sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn khi Nga không còn rảnh tay tập trung cho Trung Á.

 

Về cán cân thương mại, Nga không phải là thị trường xuất khẩu lớn của EU. Đức, quốc gia được cho là bị thiệt hại lớn nhất, thì lượng hàng xuất sang Nga cũng chỉ chiếm 1% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Ở chiều ngược lại, dù EU nhập khẩu một lượng lớn hàng từ Nga song điều đó cũng chỉ ra rằng: Các nhà xuất khẩu Nga bấy lâu nay đã dựa vào những đồng euro để tăng trưởng. Nếu để mất bạn hàng lớn là EU, các doanh nghiệp Nga cũng sẽ tự thu hẹp quy mô thị trường của mình và điều đó sẽ để lại hậu quả lâu dài. 

 

Châu Á hiện có thể là một người mua tốt, nhưng lại không có gì đảm bảo trong tương lai sẽ luôn luôn như vậy. Đánh vào một thị trường mới sẽ có những bỡ ngỡ nhất định. Đứng vững trên một thị trường mới lại càng khó khăn. Theo DW, các doanh nghiệp lớn của Đức trước kia liên tục cảnh báo sụt giảm lợi nhuận và đẩy giá năng lượng, nay cũng đã đổi giọng, tuyên bố ủng hộ chính quyền thực thi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nếu Nga không thể ổn định lại tình hình Ukraine.

 

Song song với đòn trừng phạt kinh tế là những cấm vận giao dịch vũ khí. Nhà phân tích Lilit Gevorgyan tại IHS cho rằng trên thực tế, giao dịch vũ khí giữa Nga và châu Âu không nhiều, cho nên hình thức xử phạt này mang tính tượng trưng nhiều hơn. Trong khi đó, các công ty Nga đang quan tâm đến khách hàng lớn là Mỹ đã dần biến mất sau lệnh cấm vận. Nhà sản xuất vũ khí của Nga Kalashnikov đã nhanh chóng bày tỏ “sự chia buồn” của mình đến "người tiêu dùng" Mỹ khi họ đã không thể mua được vũ khí của mình nữa.

 


Ảnh: Reuters / Sergei Ilnitsky

 

Nếu Nga có thể sống khỏe trong cuộc chiến trừng phạt này, thì họ sẽ tin rằng mình hoàn toàn sống tốt mà không cần ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu. Nhà phân tích tài chính Chris Skinner cho rằng sẽ hình thành nên một “trục châu Á” của Nga, với dòng tiền có thể đổ về Thượng Hải hay Hong Kong. VTB cho biết, họ đã sẵn sàng vay ngoại tệ những nước ngoài Mỹ và EU. Đồng thời, theo chuyên gia ngân hàng Ralph Silva, điều đó sẽ càng củng cố hình ảnh và quyền lực của ông Putin. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho tương lai này, khi nền kinh tế Nga vốn đã rệu rã quá nhiều sau hàng loạt các bê bối tham nhũng và sự độc quyền của các Tập đoàn nhà nước.

 

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây, cho đến giờ, vẫn được Nga coi như không ảnh hưởng quá lớn đến nền kinh tế Nga, nhưng rõ ràng, việc Nga “lên gân” cùng phương Tây đã khiến cho Moscow mất đi rất nhiều lợi ích khác, mà họ đang cố tỏ ra là chuyện " không quá lớn", nhưng thực chất sẽ có hậu quả lâu dài. Trang Diplomat đánh giá: Trong khi Nga cố gắng để gây tổn thương cho lợi ích của Washington, thì sức mạnh của Trung Quốc mới chính là mối đe dọa lớn về lâu dài. Như vậy, khi cuộc khủng hoảng Ukraine hạ nhiệt, dù không dễ dàng, thì có thể cũng là lúc một cái bắt tay mới giữa Nga và Mỹ phải được định hình.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Hạ viện Mỹ duyệt viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine (24-04-2024)
    Israel buộc giảm quy mô trả đũa Iran vì áp lực từ Mỹ, Đức, Anh? (23-04-2024)
    Biện pháp độc đáo giúp Nga bắt sống tăng Leopard 2A6 (23-04-2024)
    Triều Tiên tiến hành tập trận mô phỏng phản công hạt nhân (23-04-2024)
    Moskva cảnh báo sẵn sàng dự luật trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản (23-04-2024)
    Cận cảnh cuộc tập trận chưa từng có của Triều Tiên (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    ISIL: Hiểm họa mới với toàn thế giới  (17-08-2014)
    Cuộc sống của Tổng thống ‘nghèo khổ và lập dị’ nhất thế giới (16-08-2014)
    Bí ẩn "gia tộc quỷ dữ" đáng sợ nhất nhân loại, ăn thịt 1.000 người vô tội (16-08-2014)
    “Ăn miếng trả miếng”, Đức nghe lén cựu Ngoại trưởng Mỹ (16-08-2014)
    Iraq đang đứng trước cơ hội giải quyết khủng hoảng (16-08-2014)
    Nội bộ EU chia rẽ vì sợ "vía" Nga? (16-08-2014)
    Putin bắn tín hiệu hòa giải đến phương Tây (15-08-2014)
    Mỹ - EU cấm vận, đẩy Nga… củng cố khối đồng minh (15-08-2014)
    Brazil: Ứng viên tổng thống tử nạn (14-08-2014)
    Iraq lún sâu vào khủng hoảng (14-08-2014)
    Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Iraq, vì sao? (14-08-2014)
    Khí đốt - Vũ khí Nga dùng để "bắt nạt" châu Âu (14-08-2014)
    Cấm vận Nga, EU đã tự “bắn vào chân mình”? (14-08-2014)
    Vẫn còn quá nhiều thách thức tại Iraq? (13-08-2014)
    Osama bin Laden cảnh báo về sự tàn bạo của ISIL (13-08-2014)
    Châu Âu là gì mà cấm Mỹ Latin xuất khẩu sang Nga? (13-08-2014)
    Bùng nổ chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây (13-08-2014)
    Giải quyết xong Trung Đông, Ucraine Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á? (13-08-2014)
    Tại sao Nga “đánh” vào nông sản châu Âu? (12-08-2014)
    Nga khai trương giàn khoan lớn nhất thế giới tại Bắc Cực (12-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152755648.